Có nên chuyển trường học về mô hình “giáo viên tại nhà”!
Thế giới không ngừng thay đổi, xã hội cũng không ngừng đổi thay. Một trong những lý do khiến cho thời đại mới mang một diện mạo mới đó chính là sự thay đổi cách nghĩ và hành động theo hướng khác với những quy luật đã thành lối mòn từ trước. Việc làm đó toát lên sự sáng tạo-bước ra khỏi rào cản của tư duy ”làm việc cho người khác”.
Như thông tin từ quyển sách “Cha giàu, Cha nghèo” của Robert T kiyosaki có dạy về kim tứ đồ. 4 phía là 4 chữ cái khác nhau: L, C, T, Đ trong đó :
- L là người làm công
- C là người làm chủ
- T là người ( làm việc cho mình) làm tư
- Đ là người đi đầu tư
4 từ đại diện cho 4 tư duy. Theo thứ tự đó, càng về sau thu nhập của bạn sẽ tăng lên gấp hai hay hàng chục lần, hoặc có thể tăng lên theo cấp số nhân chẳng hạn, cái khó ở chỗ con người có chấp nhận ”xé rào” hay không.Để có thể chèo lái theo đúng tư duy bản thân muốn cho cuộc sống của mình, liệu con người ta có thể vượt qua những trở ngại về năng lực cá nhân, những tư duy đã ăn sâu vào tiềm thức hay không? Lựa chọn này là một vấn đề đáng phải lưu tâm.
Trong thời đại nền kinh tế phát tiển như vũ bão, dĩ nhiên nhìn ở mức độ toàn cục, ngành nghê nào cũng có những người xuất hiện trong phần tư thứ nhất, thứ hai, hoặc cũng có thành viên hoàn toàn nằm trong phần tư thứ ba và thứ tư. Con người luôn luôn tìm cách giúp mình tạo ra giá trị nhiều hơn từ đó thu về những khoảng thù lao xứng đáng trong thời gian ngắn hơn, được làm chủ cuộc sống nhiều hơn.
Không loại trừ bất cứ ngành nào cả. Ngay cả nghề giáo cũng có những mô hình mang tính chiến lược mà hình thức thể hiện đi đúng với tư duy “xé rào”. Giáo viên hiện lên là những người thầy cao cả luôn chiến đấu, hi sinh cho công việc, sống với niềm yêu nghề cháy bỏng, nhiệt huyết vì đàn em thân yêu, nhưng suy cho cùng , họ cũng là những con người hoạt động theo sự chỉ đạo của người khác, một lực lượng vô hình hoặc hữu hình đã vô tình kiểm soát công việc, cuộc sống của chính họ.Về sau này, những loại hình mới hơn được khai thác như dạy theo chuyên đề ngoài giờ học, hay dạy thêm tại nhà, điều đó góp phần đáp ứng nhu cầu cần thiết cho mùa thi cử của các em, tuy nhiên xét về cảm giác làm chủ và được kiểm soát hoàn toàn thì chưa hẳn.
Theo thông tin cập nhật từ một sinh viên năm cuối Đại Học Bách Khoa, anh Thái Tùng Sinh đã nêu ra một mô hình mới giống với trường học đó là mô hình ”giáo viên tại nhà”. Theo nghĩa đơn thuần “giáo viên tại nhà” có thể tách ra làm hai nghĩa: Một là giao viên đến nhà các em học sinh để kèm cặp, hai là các em học sinh sẽ tìm đến các thầy cô để được trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng. Tuy nhiên, cả hai ý nghĩa đó thực sự không làm nên thành công cho “lò luyện thi” của hai cô thầy Nguyễn Thị Thanh Thúy và Phan Quang Trực.
Xuất phát từ việc biến nơi học tập thành một mái nhà, biến nơi học tập thành nơi sinh sống, sinh hoạt, rèn luyện cho các em chứ không phải chỉ làm điểm đến. Đó còn là nơi sống, nơi giảng dạy của quý thầy cô .Trong một môi trường lành mạnh, đủ điều kiện phát triển, các đối tượng học sinh có đầu vào như nhau sau vòng sơ tuyển có điều kiện cạnh tranh thực sự với các đối thủ của mình.
Việc tiến hành giảng dạy được tổ chức tại các phòng học bề thế với đầy đủ các trang thiết bị. Cô Thuý là giáo viên giỏi Lý và thầy Trực là giáo viên giỏi Toán của trường chuẩn Quốc gia THPT Nguyễn Du, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.kèm theo đó những bộ môn như Lý, Sinh, Anh văn cũng được sự hỗ trợ của một lực lượng giáo viên hùng hậu,.Họ lập ra hệ thống lò luyện thi có chỗ cư trú cho học sinh.
Tôi nghĩ đó mới chính là “giáo viên tại nhà” thực thụ. Mô hình của hai thầy cô đã thực sự thành công với số lượng lớn các học sinh đậu Đại học, nhiều học sinh tỉnh ngoài cũng tìm đến, ngoài ra chương trình đào tạo chỉ dành cho học sinh khôi A nhưng vẫn có thí sinh thi khôi B cụ thể là trường Đại Học Y Dược thi đỗ với số điểm cao.
Thầy cô giáo đã chuyển hướng đem giá trị của mình đến với học sinh ở một quy mô ngày càng nhân rộng ( điều này nằm trong tư duy của người giàu) và cũng giống như kinh tế, họ tạo ra “thương hiệu ” của mình, tạo ra được một niềm tin vững chắc cho quý bậc phụ huynh và cả con em họ.
Thầy cô đang ra sức thay đổi cách thức làm việc không gói gọn trong không gian trường học , nó không chỉ mang lại cho các em học sinh tinh thần, cách làm việc chuyên nghiệp hiệu quả và phát triền toàn diện, những kiến thức bổ ích theo đúng mục tiêu và nguyện vọng ban đầu của các em, mà còn nâng cao năng lực sư phạm, phương pháp làm bài hiệu quả, kèm theo đó, lợi nhuận cũng tăng dần theo quy mô, đó là cách thay đổi hợp lý theo tư tưởng làm giàu chính đáng, thực thụ của những người thành công đi trước.
Hương Ly, Sync News’s editor