ƯỚC GÌ TÔI CÓ MỘT GIÁO VIÊN TẠI NHÀ!!!
Oài!!! Tôi đã là học sinh lớp 12, 18 tuổi đầu, một thời gian quả không phải là ngắn khi trải qua 11 năm ”mài dũa dài hạn” dưới ghế nhà trường. Ấy vậy mà kinh nghiệm về học tập cũng như cảm nhận về cuộc sống vẫn còn gọi là ”chưa được chín mùi”.
Rõ khổ!! Đối với những cô bé, cậu bé vào độ tuổi “còn teen” như tôi dường như vẫn chưa được tận hưởng cho trọn vẹn cái thi vị của cuộc đời, vẫn thèm khát những “thú vui tao nhã” của những ngày tháng cắp sách còn sót lại.Tuổi học trò nghịch ngợm đùa phá, những buổi trốn học leo rào để lao vào cuộc chơi phù phiếm với đám bạn, dối cô bằng những lý do không đâu.
Thực sự chưa bao giờ cảm thấy xứng đáng là “con ngoan trò giỏi” nhưng những trò đùa nghịch ngợm đó chợt luôn trở nên quan trọng đối với chúng tôi. Rõ ràng, đã đủ lớn để phân biệt rạch ròi rằng có nên hay không nên, đó là một sở thích, ham muốn giản đơn hay có lý do sâu xa, tôi không hiểu rõ. Nhưng…giờ thì…có cảm giác luyến tiếc, hối hận vì những việc chưa làm được mà thời gian thì còn quá gấp gáp ,sự lo lắng không góp phần làm cho con người ta có thể vượt qua trở ngại mà thay vào đó là mặc sức sức ù lì.
Tôi phải làm sao đây??
Trường học cho ta quá nhiều cảm xúc, trong đó thứ đem lại cảm xúc bị đè nặng nhất đó chính là công việc mà bất cứ đứa trẻ nào mang theo cái mác “học sinh” cũng cho đó là quan trong và nặng nề nhất: HỌC. ”Học, học nữa, học mãi”. ”Hãy học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ”.
Cái cảm giác của đứa học sinh cuối cấp đương nhiên phải khác với cái đứa nhỏ hơn, khác ở đây đối với tôi là nỗi sợ và lo lắng nhiều hơn. Phía trước này rõ ràng là một đoạn đường chông gai giăng kín, sóng gió và ắt hẳn là những nỗi buồn“khó nuốt”.
Khi bạn cảm thấy mình không đủ lực bao gồm cả nội lực và ngoại lực bạn sẽ cần lắm một bờ vai và sự nâng đỡ. Cái lỗ hổng được coi là lớn nhất đối với tôi đó chính là “không biết cách để biết mình có nắm vững được kiến thức hay không”, tôi cần phải học tốt, tôi cần biết cách nhìn nhận về cuộc sống để thay đổi theo hướng của “người lớn”- vậy sẽ là tốt hơn.
Người dạy tôi không hẳn là một người thầy, nhưng phải có chuyên môn như người thầy, hiểu được những suy nghĩa trẻ con của tôi, đáp ứng những khát vọng của tôi. Với những mong muốn đó ,đột nhiên trong đầu hiện lên hình ảnh của một “giáo viên tại nhà”. Có thể đây là một ý tưởng khả thi.
Khái niệm”giáo viên tại nhà” tôi nghĩ nó hơi khác với 2 từ “gia sư” bởi vì gia sư thì có thể chưa được đào tạo qua kĩ năng sư phạm cũng như chưa trang bị cho mình những phương pháp học tập tối ưu phù hợp với học sinh phổ thông .
Giáo viên không chỉ giải toả những nỗi niềm học sinh, hiểu tâm lý mà còn biết cách kiểm soát điểm đứng của bạn là nơi nào đồng thời đưa ra giải pháp cho những khúc mắc dễ vấp phải.”Giáo viên tại nhà” như một người thầy, một người đồng hành gần gũi, hỗ trợ cho bạn những điều được coi là vấn đề cốt lõi, lý do cuối cùng hay giải pháp hữu hiệu.
Tôi sẽ nói điều này với bố mẹ tôi trong lúc họ đang nghĩ cách tìm giải pháp để “tôi trở nên tuyệt vời hơn trong mắt họ”. Cảm thấy như được tiếp thêm sức mạnh và tự tin hơn, tôi sẽ thay đổi cuộc đời mình thông qua việc học hỏi từ người thầy mình ngưỡng mộ nhất!
Hương Ly, Sync news’s Editor
Sync – Công ty có đội ngũ giáo viên tại nhà chuyên nghiệp nhất. Chi tiết: http://sync.edu.vn/thu-ngo